Xử lý nước thải trạm y tế hiện đang là vấn đề cấp bách. Đó là loại nước thải nằm trong danh mục chất thải đặc biệt gây nguy hại. Mặc dù lưu lượng nước thải ở mức nhỏ. Nhưng hầu hết các trạm y tế đều nằm gần khu dân cư. Trong trường hợp này nếu không xử lý kỹ sẽ gây ô nhiễm. Đồng thời gây nguy cơ dịch bệnh cục bộ vô cùng nghiêm trọng.
Xem thêm: Thi công hệ thống xử lý nước thải
Lý do cần xử lý nước thải trạm y tế
Tình trạng nước thải tại các trạm y tế nói riêng và nước thải y tế nói chung đang ở mức nước thải ô nhiễm có tính chất đặc thù. Tất cả đều được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt gây nguy hại, bởi thành phần nước thải trạm y tế chứa:
- Rất nhiều loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân người bệnh
- Trong các dung dịch chứa nhiều chất phóng xạ phát sinh từ quá trình chẩn đoán, điều trị
- Có nhiều hóa chất điều trị ung thư, các sản phẩm chuyển hóa
Vì thế nếu nước thải trạm y tế không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ là nguồn lây truyền dịch bệnh cho con người. Đặc biệt còn có khả năng gây quái thai, ung thư cho người khi tiếp xúc. Nhất là gây ra các bệnh như: nấm, các ký sinh trùng, tụ cầu, virus đường tiêu hóa, Salmonella, liên cầu,…v.v. Nếu nước thải ngấm vào lòng đất và ra sông hồ sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật, làm cây cối nhiễm độc, gây chết, phát tán các dịch bệnh trong cộng đồng.
Nguồn gốc và thành phần nước thải trạm y tế xã, phường
Nguồn gốc phát sinh của nước thải trạm y tế phát xuất từ hai hoạt động sau:
- Nước thải y tế gồm có: máu, dịch, nước trong quá trình khám chữa bệnh và vệ sinh dụng cụ y tế,..v.v.
- Nước thải sinh hoạt được bắt nguồn từ hoạt động tắm giặt, tẩy rửa của bệnh nhân, thân nhân và hoạt động từ bếp ăn…v.v.
Thành phần của nước thải y tế
- Các chất rắn có trong nước thải: chất dạng hạt keo khó lắng, chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng,…v.v.
- Các hàm lượng chỉ tiêu: BOD5, COD
- Chất dinh dưỡng có trong nước: Nito, Photpho gây phù nhưỡng hóa.
- Những chất khử trùng và chất độc hại như: chất phóng xạ, hợp chất AOX, Clo, thủy ngân,….v.v.
- Vi sinh vật: Coliforms, Salmonella typhi, Vibrio cholerae,… và các loại vi trùng từ máu, dịch và phân của người bệnh.
Vì thế dựa vào tính chất của nước thải y tế, có thể thấy rằng sử dụng công nghệ AO kết hợp MBR sẽ là phương pháp xử lý nước thải y tế hiệu quả nhất.
Các bài viết cùng chủ đề: