Công nghệ mới

Quy trình bọc phủ composite – THC Việt Nam

Bọc phủ composite nhằm đảm bảo khả năng chống thấm, kháng lại sự ăn mòn hóa chất và gia tăng tuổi thọ của sản phẩm cần bọc. Tùy điều kiện sản phẩm cần bọc (kích thước, vật liệu, mục đích sử dụng). Chúng tôi sẽ tính toán số lớp, loại nhựa, loại vải, phụ gia, gelcoat để đảm bảo chất lượng bọc phủ composite. Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình bọc phủ composite.

Phương pháp thường dùng trong quy trình bọc phủ composite

  • Sử dụng nhựa polyester/Vynil chịu được nồng độ axit loãng/đặc làm nền cho các lớp composite nhập khẩu từ chậu âu:.
  • Sợi gia cường là vải mat thủy tinh
  • Lớp màu bề mặt được trộn sẵn dưới dạng Gelcoat bề mặt nhằm tăng độ bền màu, độ cứng chống mài mòn.

Chi tiết quy trình bọc phủ composite:

Chống thấm composite cho sàn kho

Chống thấm composite cho sàn kho

Bước 1: Khảo sát công trình, mặt bằng bước đầu tiên cần làm trong quy trình bọc phủ composite.

  • Cần kiểm tra kĩ yêu cầu kỹ thuật chủ đầu tư, đo đạc lại mặt bằng tại vị trí cần thi công.
  • Khoanh vùng và xác định cụ thể diện tích cần phủ composite để tính diện tích vải chính xác
  • Xác định độ dày lớp phủ phù hợp cho từng khu vực cần phủ composite

Bước 2: Chuẩn bị vật tư cần dùng

Các vật tư, thiết bị sau đây cần chuẩn bị sẵn sàng tại công trường

  • Nhựa Polyester.Vynil nhập khẩu chống chịu được nồng độ axit loãng/đặc
  • Sợi gia cường được sử dụng gồm các sợi Mat thủy tinh .
  • Một số loại phụ gia hổ trợ: bột tăng cứng, bột tăng độ nhớt, chất đóng rắn, màu chuyên dụng cho composite.

Bước 3: Chuẩn bị về nhân công và dụng cụ, thiết bị:

  • Nhân sự: tùy khối lượng công việc và phân bổ cho phù hợp
  • Bộ dụng cụ: thùng trộn nhựa, con lăn, chổi quét, máy trộn nhựa, kìm kẹp, cân khối lượng.
  • Thang, dàn giáo phục vụ cho quá trình thi công theo độ cao.
  • Dụng cụ bảo hộ, an toàn: quần áo, mặt nạ lọc khí, bao tay, mũ bảo hiểm.

Bước 4: Xử lý bề mặt cần bọc phủ composite

quy trình bọc phủ composite

Quy trình bọc phủ composite

Các bước xử lí bao gồm:

  • Vệ sinh,
  • Bả
  • Gọt bề mặt
  • Làm khô bề mặt

Bước 5: Bọc phủ lớp lót.

  • Trộn lớp nhựa lót theo tỷ lệ
  • Phủ một lớp lót mỏng theo tiêu chuẩn
  • Đợi khô, đóng rắn hoàn toàn

Bước 6: Bọc phủ sợi thủy tinh. Bao gồm các công đoạn sau:

  • Cắt sợi thủy tinh theo kích thước yêu cầu
  • Trộn nhựa nền theo tỷ lệ đã ấn định trước
  • Dán sợi thủy tinh lên bề mặt.
  • Lăn nhựa: Công nhân tiến hành lăn nhựa theo tỷ lệ trưởng nhóm yêu cầu
  • Thi công các lớp tiếp theo theo thiết kế

Bước 7. Xử lý bề mặt trước khi phủ lớp bề mặt.

  • Chờ bề mặt tại bước 6 được đóng rắn khô hoàn toàn
  • Kiểm tra những vị trí lồi lõm trên bề mặt
  • Dùng máy mài những vị trí lồi và bả những vị trí lõm.

Bước 8. Phủ lớp bề màu mặt.

  • Trộn màu: gốc là nhựa chất lượng cao được pha thêm màu định trước.
  • Lăn phủ lớp bề mặt: đảm bảo đều, mịn, độ dày căng và đạt được độ dày yêu cầu

Bước 9: Vệ sinh tổng thể toàn bộ công trình sau khi bọc phủ

  • Sau khi lớp phủ màu bề mặt đóng rắn, khô hoàn toàn
  • Vệ sinh lại một lần nữa trước khi bàn giao

Bước 10: Bàn giao, nghiệm thu công trình.

  • Chủ đầu tư dùng thiết bị đo, dò kiểm tra số lớp, độ nhẵn của bề mặt được Bọc phủ đồng thời kiểm tra chất lượng công trình sau khi vừa hoàn thành.
  • Ký biên bản nghiệm thu công trình giữa các bên liên quan.

Bước 11: Bảo trì, bảo hành, bước cuối cùng trong quy trình bọc phủ composite.

THC Composite sẽ hướng dẫn khách hàng bảo trì công trình theo đúng yêu cầu để đảm bảo về độ bền, đồng thời THC Composite Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ quy trình bảo hành cho công trình trong suốt thời gian còn bảo hành.

Xem thêm các bài viết khác:

Bọc phủ composite bồn bể hóa chất

Cấu tạo và cách pha chế nhựa composite

 

Quay lại danh sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *